Quy trình bảo dưỡng gầm xe ô tô và những lưu ý quan trọng 

Tiến hành bảo dưỡng gầm xe ô tô giúp tăng tuổi thọ cho xe và phát hiện sớm các sự cố để khắc phục. Đây cũng là cách để đảm bảo xe có tính an toàn và ổn định trong quá trình vận hành. Có rất nhiều điều cần phải chú ý khi bảo dưỡng hệ thống gầm ô tô, những thông tin này bạn có thể nắm được qua chia sẻ từ Gara Phú Hưng dưới đây.

Vì sao cần bảo dưỡng gầm xe ô tô định kỳ?

Bảo dưỡng gầm xe ô tô là công việc quan trọng mà mọi chủ xe đều phải quan tâm. Gầm ô tô đóng vai trò thiết yếu đối với hiệu quả vận hành của xe. Nó không chỉ là hệ thống nâng đỡ xe mà còn là nơi gắn kết các bộ phận để tạo nên khung xe hoàn chỉnh. Trong quá trình sử dụng, gầm xe thường có xu hướng tích tụ bụi bẩn và các loại rác. Lâu ngày, điều này dễ khiến các lỗ thoát nước ở gầm bị tắc nghẽn. Các bộ phận trong gầm xe dễ bị gỉ sét, làm giảm tuổi thọ và hiệu suất hoạt động của xe. Các vấn đề hỏng hóc cũng vì thế mà xuất hiện nhiều hơn.

Chính vì thực trạng này mà việc bảo dưỡng định kỳ gầm xe ô tô trở nên vô cùng quan trọng. Nó quyết định trực tiếp đến hiệu suất và tuổi thọ của xe. Nếu không bảo dưỡng theo định kỳ, gầm xe ô tô sẽ dễ bị hư hỏng nặng, dẫn đến việc chủ xe phải tốn kém nhiều chi phí hơn cho việc khắc phục sự cố.

Dấu hiệu cảnh báo gầm xe cần được bảo dưỡng ngay

Làm thế nào để biết đã đến lúc cần bảo dưỡng gầm xe ô tô? Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo từ ô tô để bạn kịp thời mang xe đi kiểm tra và bảo dưỡng sớm nhất.

  1. Tiếng kêu lạ phát ra từ gầm xe: Nếu bạn nghe thấy những âm thanh lạ khi xe đang chạy, đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng cần được kiểm tra.
  2. Xe vận hành không êm ái: Nếu xe không còn vận hành mượt mà như trước, có thể gầm xe đang gặp vấn đề.
  3. Rung lắc khi tăng tốc: Khi tăng tốc, nếu xe rung lắc nhiều hơn bình thường, có khả năng gầm xe cần được bảo dưỡng.
  4. Khí thải có màu bất thường: Khí thải thoát ra có màu đen hoặc trắng đục có thể là dấu hiệu của sự cố liên quan đến hệ thống xả hoặc động cơ.
  5. Rò rỉ dầu từ gầm xe: Xuất hiện tình trạng rò rỉ dầu là dấu hiệu rõ ràng cần mang xe đi kiểm tra ngay lập tức.
  6. Tiếng ồn từ mặt đường lớn hơn: Nếu tiếng ồn từ mặt đường dội vào trong xe ngày càng lớn, đây có thể là dấu hiệu gầm xe gặp vấn đề.
  7. Phanh xe không ăn: Nếu phanh xe không hoạt động hiệu quả, cần kiểm tra ngay để đảm bảo an toàn khi vận hành.

Nhận biết sớm những dấu hiệu này và tiến hành bảo dưỡng kịp thời sẽ giúp bạn duy trì hiệu suất và tuổi thọ cho chiếc xe của mình, đồng thời đảm bảo an toàn khi di chuyển.

Bảo dưỡng gầm xe ô tô ngay khi phát hiện 12 dấu hiệu sau

Hướng dẫn cách bảo dưỡng và xử lý các sự cố ở gầm xe

Để thực hiện quy trình bảo dưỡng gầm ô tô cần chú ý tới nhiều hạng mục quan trọng. Gầm xe có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động của ô tô, đặc biệt là những vị trí sau:

Hệ thống lái

Có nhiều vấn đề phát sinh ở hệ thống lái mà bạn cần kiểm tra kỹ khi bảo dưỡng gầm xe ô tô:

Tay lái nặng

  • Nguyên nhân: Áp suất lốp thấp, góc bánh đặt sai, hoặc lỗi ở hệ thống trợ lực lái.
  • Cách xử lý: Bổ sung áp suất lốp nếu cần, thêm dầu trợ lực nếu hệ thống trợ lực lái gặp sự cố.

Tay lái rung

  • Nguyên nhân: Lốp xe mòn không đều, lỏng khớp nối ở bánh lái, mòn bạc trụ lái, không cân bằng bánh xe, hoặc bạc của thanh giằng thước lái bị mòn.
  • Cách xử lý: Đảo vị trí lốp, siết chặt các đai ốc, điều chỉnh lại khớp nối, cân bằng bánh xe.

Tay lái khó cân bằng

  • Nguyên nhân: Góc đặt bánh sai, thiếu hụt dầu bôi trơn ở khớp nối, hoặc bạc lái bị siết quá chặt.
  • Cách xử lý: Thêm dầu bôi trơn ở khớp nối, nới lỏng bạc lái, điều chỉnh lại góc đặt bánh xe.

Xe có xu hướng sang trái hoặc phải

  • Nguyên nhân: Sai góc đặt bánh xe, áp suất lốp không ổn định, xe bị va chạm trước đó, hoặc lắp đặt khung gầm sai vị trí.
  • Cách xử lý: Bơm lốp đủ áp suất, điều chỉnh góc đặt bánh xe, lắp lại khung gầm đúng vị trí.

Hệ thống treo

Hệ thống treo bao gồm cụm lò xo giảm xóc và lốp xe. Khi kiểm tra hệ thống treo, thường sẽ phát hiện các dấu hiệu hỏng hóc như:

Chảy dầu ở giảm chấn

  • Nguyên nhân: Ty thủy lực bị chảy dầu hoặc hở phớt giảm chấn.
  • Cách xử lý: Thay phớt và thêm dầu giảm xóc, lưu ý chọn đúng loại dầu và mức được quy định.

Lốp mòn bất thường

  • Nguyên nhân: Lệch góc đặt bánh xe, áp suất lốp không đúng tiêu chuẩn, vành mâm xe cân chỉnh không chính xác, hoặc có vấn đề ở hệ thống treo.
  • Cách xử lý: Bơm lốp đủ áp suất, thay lốp nếu cần, đặt lại vị trí bánh xe và cân chỉnh vành mâm.

Hệ thống phanh

Rất nhiều vấn đề có thể nhận thấy khi bảo dưỡng gầm xe ô tô, cụ thể như:

Phanh không ăn

  • Nguyên nhân: Rò rỉ đường khí hoặc đường dầu, có lẫn khí trong hệ thống phanh, má phanh cứng hoặc bị mòn, quá gờ đĩa phanh, đứt dây phanh tay, hỏng cuppen phanh, hoặc hỏng bầu trợ lực hơi.
  • Cách xử lý: Xả sạch khí trong dầu phanh, thay dầu phanh, vệ sinh lại phanh ô tô, kiểm tra và thay mới má phanh nếu cần, láng đĩa phanh.

Bó phanh

  • Nguyên nhân: Điều chỉnh phanh tay sai, phanh không được bảo dưỡng định kỳ, kẹt piston phanh, hoặc kẹt xi lanh phanh bánh xe.
  • Cách xử lý: Thay xi lanh phanh ở bánh xe và bảo dưỡng kỹ càng lại hệ thống phanh.

Phanh bị lệch

  • Nguyên nhân: Kẹt piston phanh.
  • Cách xử lý: Bảo dưỡng hoặc thay piston mới để khắc phục sự cố nhanh chóng.

Bảo dưỡng gầm xe định kỳ và kiểm tra kỹ các hệ thống quan trọng như hệ thống lái, hệ thống treo và hệ thống phanh giúp đảm bảo an toàn và hiệu suất hoạt động tốt nhất cho xe.

3 Lưu ý khi tiến hành bảo dưỡng gầm xe ô tô

Trước khi bảo dưỡng gầm xe ô tô, các chủ xe cần lưu ý nhiều thông tin quan trọng như:

1. Chú ý lịch bảo dưỡng gầm xe ô tô theo định kỳ

Việc bảo dưỡng gầm xe cần tuân thủ theo quy định về thời gian từ nhà sản xuất. Thông thường sẽ có các mốc cơ bản mà chủ xe cần biết như: 5000 km, 10.000 km, 20.000 km, 30.000 km, 40.000 km, hay 50.000 km. Tùy theo từng mốc bảo dưỡng, việc kiểm tra và phương án chăm sóc gầm xe sẽ có sự khác biệt.

2. Chi phí bảo dưỡng, thay linh kiện khi bảo dưỡng gầm ô tô

Gầm ô tô có thể cần thay thế linh kiện nếu sự cố không thể khắc phục bằng phương pháp bảo dưỡng bình thường. Vấn đề chi phí là điều bạn cần trao đổi cụ thể trước với đơn vị hỗ trợ. Cân nhắc kỹ bảng giá cùng xuất xứ các linh kiện cần thay thế để đảm bảo gầm ô tô được chăm sóc tốt nhất. Sau bảo dưỡng, xe sẽ vận hành êm ái và ổn định hơn.

Bảo dưỡng gầm xe ô tô: Quy trình và 3 lưu ý cần biết khi thực hiện

3. Địa chỉ chuyên bảo dưỡng gầm ô tô uy tín

Đây là điểm quan trọng cần biết khi bảo dưỡng gầm xe ô tô. Chọn địa chỉ uy tín và có chuyên môn cao trong việc bảo dưỡng ô tô sẽ giúp bạn yên tâm về chất lượng. Ở đây sẽ có quy trình thực hiện chuyên nghiệp cùng kết quả bảo dưỡng tốt, “bắt bệnh” chính xác cho xe. Phương án bảo dưỡng cho gầm xe cũng được tư vấn cụ thể kèm theo bảng giá để bạn cân nhắc trước khi đưa ra lựa chọn. Chi phí ở những địa chỉ uy tín, quy mô lớn cũng sẽ khiến bạn hài lòng khi liên hệ và trải nghiệm sự hỗ trợ.

Bạn đã biết việc bảo dưỡng gầm xe ô tô có vai trò rất quan trọng đối với tuổi thọ của xe. Đó là lý do bạn đừng ngần ngại liên hệ Gara Phú Hưng để được hỗ trợ mọi lúc. Chúng tôi cung cấp dịch vụ bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp, bảng giá hấp dẫn, chất lượng đảm bảo. Liên hệ tới hotline: 091 566 3398 để đặt lịch và được chuyên viên tư vấn tận tình 24/7 ngay hôm nay.

GARA PHÚ HƯNG – ” CHẤT LƯỢNG TỐT – TRỌN NIỀM TIN”

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

𝐆𝐚𝐫𝐚 𝐨̂ 𝐭𝐨̂ 𝐏𝐡𝐮́ 𝐇𝐮̛𝐧𝐠 – 𝐍𝐨̛𝐢 𝐦𝐮𝐚 𝐛𝐚́𝐧, 𝐬𝐮̛̉𝐚 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚, 𝐜𝐮𝐧𝐠 𝐜𝐚̂́𝐩 𝐩𝐡𝐮̣ 𝐭𝐮̀𝐧𝐠 𝐱𝐞 𝐨̂ 𝐭𝐨̂ 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩, đ𝐚́𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐧 𝐜𝐚̣̂𝐲 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐭𝐡𝐢̣ 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦.

Hotline: 091 566 3398

Website: https://otophuhung.vn/

Email: garaotophuhung@gmail.com

Địa chỉ: Số 568 Trần Điền, KĐT Định Công, Hoàng Mai , Hà Nội

 

0915663398